Chùa phật tích - lễ hội chùa Phật Tích

Ngày đăng: 24/04/2020 - 3407 - lượt xem

CHÙA PHẬT TÍCH

  • Địa chỉ: , Xã Phật Tích, Huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Vị trí: Chùa Phật Tích nằm ở sườn núi Lạn Kha (Rìu Mục), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Chùa phật tích - lễ hội chùa Phật Tích

Đặc điểm: Chùa Phật Tích xưa kia là nơi có nhiều nhà tu hành tu luyện. Theo sử sách để lại thì chùa Phật Tích chính là nơi Phật ngự.  
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Chùa được hoàn chỉnh vào triều Lý Thánh Tông (1057) và tu bổ khang trang vào năm 1686. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng Phật mình vàng.

Chùa được xây dựng đại qui mô vào thế kỷ thứ 17. Năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1958, chùa được dựng lại sơ sài. Năm 1991, chùa được xây dựng dần theo qui mô kiến trúc cổ.

Hiện tại di vật của chùa còn lại là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá, ngồi thiền định trên toà sen, cao 1,85m (tính cả bệ đá là cao 3m). Chân cột chùa chạm trổ hoa sen và dàn nhạc, các nghệ nhân chơi sáo, tiêu, nhị, đàn tranh, đàn bầu, trống cơm...

LỄ HỘI CHÙA PHẬT TÍCH:

Thời gian: 4/1 âm lịch. Địa điểm: Xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng: suy tôn: Phật Bà Quan Âm và Lý Thánh Tông. Đặc điểm: Lễ Phật, nghe giảng kinh, cầu yên, cầu phúc, thăm di tích.
Chùa được xây vào triều vua Lý Thánh Tông (thế kỷ 11), là kiến trúc cổ đặc sắc. Năm 1947 chùa bị chiến tranh phá hỏng. Hiện trên nền chùa còn giữ lại một số kiến trúc cổ như một dãy tượng 10 con vật bằng đá là ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử có kích thước khá lớn ở trong tư thế phủ phục, cao 1,2m đặt trên bệ đá chạm hoa sen trước thềm đá tòa tiền đường, tượng A Di Đà ngồi trên tòa sen bằng đá, khu vườn tháp.

Chùa ngày nay được xây dựng lại năm 1991 theo kiến trúc như xưa, một kiến trúc phật giáo hoàn chỉnh với các tòa và cung điện, tượng thờ các loại. Lễ hội hàng năm được tổ chức là dịp nhân dân đổ về hành hương lễ Phật, dâng hương tưởng nhớ công ơn của vua Lý Thánh Tông, thăm di tích và thắng cảnh của đất Kinh Bắc.

 

Các bài viết cùng chuyên mục

Hậu Lâu (Lầu Tĩnh Bắc) - Thăng Long - Hà NộiHậu Lâu (Lầu Tĩnh Bắc) - Thăng Long - Hà Nội

Hậu Lâu (Lầu Tĩnh Bắc) - Thăng Long - Hà Nội

Hậu Lâu được xây ở phía bắc hành cung với mục đích trấn giữ, tạo sự yên bình (theo phong thuỷ) nên còn được gọi là Lầu Tĩnh Bắc hay Hậu Lâu (lầu phía sau).

Du lịch thắng cảnh Hương Sơn-mỹ đức Hà NộiDu lịch thắng cảnh Hương Sơn-mỹ đức Hà Nội

Du lịch thắng cảnh Hương Sơn-mỹ đức Hà Nội

Khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đặc điểm: Nơi đây phong cảnh hữu tình, có "Nam Thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam)

Quảng trường Ba Đình-Hà NỘIQuảng trường Ba Đình-Hà NỘI

Quảng trường Ba Đình-Hà NỘI

Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của cả nước.

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Động,Hoài Đức Hà NộiLàng nghề mỹ nghệ Sơn Động,Hoài Đức Hà Nội

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Động,Hoài Đức Hà Nội

Năm 2007, làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng đã được sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là làng nghề tạc tượng và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam.

Tham quan Du lịch di sản văn hóa dân tộc phố Cổ Hà NộiTham quan Du lịch di sản văn hóa dân tộc phố Cổ Hà Nội

Tham quan Du lịch di sản văn hóa dân tộc phố Cổ Hà Nội

Khu phố cổ Hà nội là một di sản kiến trúc mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.