Chúng ta cùng nhau tham quan Làng Gốm Phù Lãng

Ngày đăng: 24/04/2020 - 654 - lượt xem

Vị trí: xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60km về phía bắc

Chúng ta cùng nhau tham quan Làng Gốm Phù Lãng

Đặc điểm: là một trong những làng nghề truyền thống sản xuất gốm của đất Kinh Bắc xưa

Khác với những sản phẩm gốm có chất liệu đất sét xanh của Thổ Hà (Bắc Giang), đất sét trắng của Bát Tràng (Hà Nội), gốm Phù Lãng được tạo nên từ đất sét đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang). Sau khi đất được lấy về, người thợ phải phơi cho đất bạc màu, rồi trộn lẫn các lớp đất với nhau, đập thành những viên nhỏ. Sau đó, đất được cho "ngậm" nước và nề, xéo cho đến khi thành từng khoanh với độ dẻo, mịn nhất định rồi cho lên bàn xoay tay để nắn thành sản phẩm. Hoạt động xung quanh bàn xoay cần phải có 2 người, một người chuyên ngồi chuốt và một người vần bàn xoay, đồng thời lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn). Sản phẩm sau khi được tạo hình xong, để cho se dần, sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giờ người thợ tiến hành nắn sản phẩm thành hình các đồ vật và để ráo. Tiếp đó là ve, nạo và tráng men, tạo màu sắc cho sản phẩm.

Gốm Phù Lãng được phủ một lớp men đặc trưng với các tên gọi độc đáo như da lươn, quả duối, hạt na, cua đá... Chất liệu để làm men tráng bao gồm tro của cây rừng, vôi sống, sỏi ống nghiền nát và bùn phù sa trắng. Sau khi sơ chế, 4 chất liệu này được trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định rồi để khô, đập nhỏ cho vào nước, gạn qua rây bột, từ đó chế thành một chất lỏng quánh, vàng như mật ong. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét một lớp men mỏng lên mặt ngoài của sản phẩm rồi đem phơi.

Ngoài việc tạo ra loại men tráng riêng, gốm Phù Lãng còn mang nét độc đáo, khác biệt bởi kỹ thuật nung bằng củi, nhờ sự biến nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nung nào có thể thay thế được. Sau công đoạn tráng men và tạo màu, phơi khô, sản phẩm được đưa vào lò nung ở 1.0000C trong 3 ngày 3 đêm liên tục. Đất sét màu hồng nhạt khi nung ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu gan gà với hai màu men chủ đạo là nâu vàng và nâu đen (thường gọi là men da lươn). Những sản phẩm gốm đạt tiêu chuẩn phải có màu da lươn vàng óng hay màu cánh gián, khi gõ có tiếng vang; dáng gốm đơn giản, mộc mạc nhưng khỏe khoắn và đậm nét điêu khắc tạo hình. Hoa văn trên gốm Phù Lãng được đắp nổi các đề tài truyền thống như: tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng), phong cảnh làng quê…

Các sản phẩm gốm Phù Lãng thường tập trung vào 3 loại hình chính là gốm dùng để thờ cúng (lư hương, đài thờ, đỉnh...); gốm gia dụng (lọ, bình, ang, chum, vại, bình vôi, ống điếu...) và gốm mỹ thuật (bình, ấm hình thú như ngựa, voi...).

Đến làng gốm Phù Lãng, du khách sẽ có dịp tìm hiểu lịch sử nghề làm gốm Phù Lãng và được tự tay tạo ra các sản phẩm gốm cho riêng mình.

Các bài viết cùng chuyên mục

Hậu Lâu (Lầu Tĩnh Bắc) - Thăng Long - Hà NộiHậu Lâu (Lầu Tĩnh Bắc) - Thăng Long - Hà Nội

Hậu Lâu (Lầu Tĩnh Bắc) - Thăng Long - Hà Nội

Hậu Lâu được xây ở phía bắc hành cung với mục đích trấn giữ, tạo sự yên bình (theo phong thuỷ) nên còn được gọi là Lầu Tĩnh Bắc hay Hậu Lâu (lầu phía sau).

Du lịch thắng cảnh Hương Sơn-mỹ đức Hà NộiDu lịch thắng cảnh Hương Sơn-mỹ đức Hà Nội

Du lịch thắng cảnh Hương Sơn-mỹ đức Hà Nội

Khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đặc điểm: Nơi đây phong cảnh hữu tình, có "Nam Thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam)

Quảng trường Ba Đình-Hà NỘIQuảng trường Ba Đình-Hà NỘI

Quảng trường Ba Đình-Hà NỘI

Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của cả nước.

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Động,Hoài Đức Hà NộiLàng nghề mỹ nghệ Sơn Động,Hoài Đức Hà Nội

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Động,Hoài Đức Hà Nội

Năm 2007, làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng đã được sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là làng nghề tạc tượng và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam.

Tham quan Du lịch di sản văn hóa dân tộc phố Cổ Hà NộiTham quan Du lịch di sản văn hóa dân tộc phố Cổ Hà Nội

Tham quan Du lịch di sản văn hóa dân tộc phố Cổ Hà Nội

Khu phố cổ Hà nội là một di sản kiến trúc mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.