Tham quan Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam nới lưu giữ văn hóa phong tục tập quán của 54 dân tộc.
Vị trí: Đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Bảo tàng là nơi lưu giữ những tư liệu, hiện vật về đời sống sinh hoạt, văn hóa, phong tục tập quán của 54 dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tọa lạc trên khuôn viên có diện tích hơn 4ha, được khởi công xây dựng vào cuối năm 1987 và khánh thành vào năm 1997. Đây là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (dân tộc Tày) và nữ kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus, gồm ba khu vực trưng bày chính: khu trưng bày trong tòa Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á.
Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng có diện tích 2.500m² gồm 2 tầng, được chia làm chín chủ đề: giới thiệu chung; nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; nhóm Thái - Kadai; nhóm Mông - Dao; nhóm Hán - Tạng; nhóm Môn - Khmer; nhóm Nam Đảo; các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer và giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.
Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc nhà ở đặc trưng của các dân tộc Việt Nam (nhà dài Ê-Đê, nhà sàn Tày, nhà mái lợp gỗ pơ-mu của người Mông, nhà lợp ngói của người Kinh, nhà mồ Gia-Rai, nhà rông của người Ba-Na, nhà đất trình tường của người Hà Nhì…).
Khu trưng bày Đông Nam Á được dành để giới thiệu khái quát bức tranh văn hóa phong phú của các dân tộc Đông Nam Á theo 5 chủ đề: đồ vải, đời sống hàng ngày, đời sống xã hội, nghệ thuật trình diễn và tôn giáo - tín ngưỡng.
Với 15.000 hiện vật, 42.000 phim và ảnh màu, 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới để tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn nghề thủ công và các loại hình văn hóa dân gian khác nhau của các dân tộc ở Việt Nam, Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới.
Trang web du lịch uy tín thế giới TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2014.
Mở cửa: 8h30-17h30
Đóng cửa: Thứ Hai hằng tuần và Tết Nguyên đán
Các bài viết cùng chuyên mục
Hậu Lâu (Lầu Tĩnh Bắc) - Thăng Long - Hà Nội
Hậu Lâu được xây ở phía bắc hành cung với mục đích trấn giữ, tạo sự yên bình (theo phong thuỷ) nên còn được gọi là Lầu Tĩnh Bắc hay Hậu Lâu (lầu phía sau).
Du lịch thắng cảnh Hương Sơn-mỹ đức Hà Nội
Khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đặc điểm: Nơi đây phong cảnh hữu tình, có "Nam Thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam)
Quảng trường Ba Đình-Hà NỘI
Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của cả nước.
Làng nghề mỹ nghệ Sơn Động,Hoài Đức Hà Nội
Năm 2007, làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng đã được sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là làng nghề tạc tượng và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Tham quan Du lịch di sản văn hóa dân tộc phố Cổ Hà Nội
Khu phố cổ Hà nội là một di sản kiến trúc mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.