Vẻ đẹp tiềm ẩn Thành phố Hội An
Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng về phía nam khoảng 30km. Nhiệt độ trung bình năm 25ºC; độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, lượng mưa trung bình năm là 2.066mm. Cư dân chủ yếu là người Việt (kinh) và người Hoa. Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới.
Thành phố có 13 xã, phường (9 phường, 3 xã ở đất liền và 1 xã đảo). Cư dân ở ba xã ở đất liền chủ yếu là sản xuất nông - ngư nghiệp, một số xã có nghề thủ công như mộc, đồ đồng, gốm... Xã đảo Tân Hiệp với diện tích tự nhiên khoảng 15km2, gồm bảy hòn đảo, địa hình trên đảo phần lớn là núi với đảo Cù Lao Chàm lớn nhất và là nơi có đặc sản yến sào. Hội An còn có 7 km bờ biển, bãi tắm Cửa Đại là một trong những bãi tắm sạch đẹp của Hội An và Việt Nam.
Vẻ đẹp tiềm ẩn Thành phố Hội An:
Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hội An đã được thế giới biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau. Phổ biến nhất là: Faifo, Haisfo, Hoài phố, Ketchem, Cotam. Các di chỉ khảo cổ và các hiện vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ, giao thoa giữa nhiều nền văn hoá: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản ... trong đó chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá Việt và Trung.
Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ...và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính trông hư hư, thực thực như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.
Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích
Các bài viết cùng chuyên mục
Hậu Lâu (Lầu Tĩnh Bắc) - Thăng Long - Hà Nội
Hậu Lâu được xây ở phía bắc hành cung với mục đích trấn giữ, tạo sự yên bình (theo phong thuỷ) nên còn được gọi là Lầu Tĩnh Bắc hay Hậu Lâu (lầu phía sau).
Du lịch thắng cảnh Hương Sơn-mỹ đức Hà Nội
Khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đặc điểm: Nơi đây phong cảnh hữu tình, có "Nam Thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam)
Quảng trường Ba Đình-Hà NỘI
Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của cả nước.
Làng nghề mỹ nghệ Sơn Động,Hoài Đức Hà Nội
Năm 2007, làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng đã được sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là làng nghề tạc tượng và đồ thờ phụng Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Tham quan Du lịch di sản văn hóa dân tộc phố Cổ Hà Nội
Khu phố cổ Hà nội là một di sản kiến trúc mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.